Ban Tổ chức cán bộ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

https://tccb.vnua.edu.vn/web


Công văn số 746/HVN-TCCB ngày 06/06/2019 về việc Hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động và bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng năm học 2018-2019

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

—————————

Số: 746 /HVN-TCCB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

——————————————

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2019

V/v: Hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động và bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng năm học 2018-2019

 

 

 


Kính gửi: Các đơn vị trong Học viện

 

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số 08/2018/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quy định công tác thi đua, khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 1487/QĐ-HVN ngày 08 tháng 06 năm 2016 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (sau đây gọi chung là Học viện) hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động và công tác thi đua, khen thưởng năm học 2018-2019 (thời gian được tính từ ngày 01/7/2018-30/6/2019) như sau:

 

Phần I

ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

 

A. ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÁNH GIÁ, NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

I. Đối tượng đánh giá, phân loại:

Bao gồm công chức (Giám đốc và Phó Giám đốc Học viện), viên chức và người lao động (bao gồm giữ chức vụ và không giữ chức vụ, sau đây gọi chung là viên chức).

II. Căn cứ và mức đánh giá, phân loại

1. Đối với công chức

a) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện;

b) Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;

c) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

2. Đối với viên chức

a) Viên chức không giữ chức vụ quản lý

- Kết quả thực hiện công việc/nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đã ký kết;

- Thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

b) Viên chức giữ chức vụ quản lý

Ngoài những nội dung yêu cầu cho viên chức nói chung nêu trên còn đánh giá thêm các tiêu chí:

- Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

III. Nguyên tắc đánh giá

1. Việc đánh giá đảm bảo đúng thầm quyền: Công chức, viên chức do ngưi đứng đầu cơ quan, t chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ: Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của công chức, viên chức.

3. Việc đánh giá, phân loại cần thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác, toàn diện và cụ thể. Không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.

4. Việc đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại những trường hợp công chức, viên chức, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng.

IV. Sử dụng kết quả đánh giá

1. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, b nhim, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật vả thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức, người lao động.

2. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực vả 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.

3. Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.

B. NHỮNG CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

I. Trường hợp cụ thể trong đánh giá, phân loại

1. Công chức, viên chức, người lao động vi phạm vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên thì đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Công chức, viên chức có thời gian nghỉ ốm dài ngày, nghỉ làm việc không hưởng lương dưới 06 tháng thì thực hiện đánh giá, phân loại ở mức tối đa là hoàn thảnh nhiệm vụ.

3. Công chức, viên chức có thời gian nghỉ ốm dài ngày, nghỉ làm việc không hưởng lương từ 06 tháng trở lên thì không thực hiện đánh giá, phân loại.

4. Công chức, viên chức, người lao động được đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước thì thực hiện đánh giá, phân loại dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ vả kết quả học tập.

5. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên thì thực hiện đánh giá, phân loại dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ và kết quả học tập.

6. Công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết họp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ (đối với trường họp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).

II. Quy định về công trình khoa học, đề tài, dự án

1. Thực hiện theo quy định về nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ ban hành theo Quyết định 28/QĐ-HVN ngày 05 tháng 01năm 2018 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (sau đây gọi chung là Quyết định số 28/QĐ-HVN).

2. Thực hiện theo quy định về nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ cho nhóm nghiên cứu mạnh ban hành theo Quyết định số 28/QĐ-HVN.

3. Công chức, viên chức hoặc thành viên tham gia nhóm nghiên cứu mạnh hoàn thành đủ hoặc vượt mức số giờ nghiên cứu khoa học thì được đánh giá là hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Nếu đạt đủ 11 tiêu chí (đối với giảng viên) và 12 tiêu chí đối với nhóm nghiên cứu mạnh và vượt số giờ thì được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

4. Những trường hợp cá nhân có những đóng góp vượt trội, giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội sẽ được xem xét trong quá trình đánh giá.

C. MỨC, TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ

I. Mức đánh giá

1. Công chức được đánh giá, phân loại theo 4 mức (có mẫu riêng):

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Viên chức được đánh giá, phân loại theo 4 mức:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

II. Tiêu chí đánh giá, phân loại

1. Tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

1.1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chỉ sau đây thì đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp dồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

d) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

e) Đạt được tiêu chí khoa học ở phần B, mục II hoặc có sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp Học viện hoặc tương đương trở lên công nhận hoặc bảo vệ thành công luận án tiến sỹ trước thời hạn;

f) Có thời gian làm việc tại Học viện >10 tháng;

g) Tổng số điểm trừ của cá nhân trong năm học theo Thông báo số 250/TB-HVN ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Giám đốc Học viện (sau đây gọi chung là Thông báo số 250/TB-HVN) không quá 8 điểm.

1.2. Công chức, viên chức quản lý đạt được tất cà các tiêu chí sau đây thì đảnh giá, phân loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

a) Đạt tất cả các tiêu chí quy định tại mục 1.1 phần này. Ngoài ra, còn đạt những tiêu chí sau:

b) Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

c) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

d) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.

2. Tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ

2.1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:

a) Có năng lực, trình độ cluiyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vu được giao;

b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

d) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

e) Có thời gian làm việc tại Học viện >10 tháng.

2.2. Công chức, viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:

a) Đạt tất cả các tiêu chí quy định tại mục 2.1 phần này. Ngoài ra, còn đạt những tiêu chí sau:

b) Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

c) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với dơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

d) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

2.3. Các trường hợp sau đánh giá, phân loại ở mức cao nhất là Hoàn thành tốt nhiệm vụ

a) Công chức, viên chức nghỉ công tác theo chế độ, đi học tập, bồi dưỡng trong nước hoặc nước ngoài được Giám đốc Học viện đồng ý và có báo cáo kết quả gửi về đơn vị từ đạt yêu cầu trở lên, không vi phạm kỷ luật tại cơ sở đào tạo;

b) Viên chức mới được tuyển dụng, hợp đồng lao động có thời gian làm việc dưới 10 tháng (trừ trường hợp thuyên chuyển công tác ở nơi khác về Học viện);

c) Tổng số điểm trừ của cá nhân trong năm học theo Thông báo số 250/TB-HVN từ 9 điểm đến không quá 12 điểm;

d) Quá hạn hoàn thành đề tài NCKH, đề án, dự án, chậm nộp báo cáo khoa học (theo Quyết định số 28/QĐ-HVN);

e) Gia hạn thời gian học cao học theo quyết định cử đi học từ ≤ 03 tháng;

f) Gia hạn nghiên cứu sinh thời gian từ ≤ 06 tháng;

g) Quá hạn hoàn thành hợp đồng sách phục vụ đào tạo.

3. Tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ

3.1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ:

a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham những, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

d) Thực hiện nghiêm túc quy tác ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

3.2. Công chức, viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ:

a) Đạt tất cả các tiêu chí quy định tại mục 3.1 phần này. Ngoài ra, còn đạt những tiêu chí sau:

b) Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

c) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành từ 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.

3.3. Các trường hợp sau đánh giá, phân loại mức cao nhất là Hoàn thành nhiệm vụ

a) Gia hạn cao học từ > 03 tháng đến ≤ 06 tháng;

b) Gia hạn nghiên cứu sinh thời gian từ > 06 tháng đến ≤ 12 tháng;

c) Tổng số điểm trừ của cá nhân trong năm học theo Thông báo số 250/TB-HVN từ 13 điểm đến không quá 20 điểm.

4. Tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

4.1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chỉ sau đây thì đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

f) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;

g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;

h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật;

i) Gia hạn cao học > 06 tháng, nghiên cứu sinh > 12 tháng;

j) Tổng số điểm trừ của cá nhân trong năm học theo Thông báo số 250/TB-HVN từ 20 điểm trở lên.

4.2. Công chức, viên chức quản lý có một trong các tiêu chỉ san đây thì đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

a) một trong số các tiêu chí tại mục 4.1 phần này. Ngoài ra, còn đạt những tiêu chí sau:

b) Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức xử lý kỷ luật;

d) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

III. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá

1. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại

a) Giám đốc Học viện trực tiếp đánh giá, phân loại đối với Trưởng các đơn vị trực thuộc Học viện trên cơ sở đề nghị của đơn vị.

b) Đối với khoa: Trưởng khoa đánh giá, phân loại Phó Trưởng khoa và Trưởng bộ môn; Trưởng Bộ môn đánh giá, phân loại Phó Trưởng bộ môn và viên chức trong Bộ môn.

c) Đối với các đơn vị khác: Trưởng đơn vị đánh giá, phân loại đối với Phó Trưởng đơn vị và viên chức trong đơn vị.

2. Trình tự và thủ tục đánh giá, phân loại

a) Bước 1. Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu;

b) Bước 2: Tổ chức họp đơn vị để viên chức trình bày kết quả đánh giá, phân loại của mình để các thành viên dự họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Cuộc họp đơn vị được tổ chức như sau:

* Đối với các Khoa

- Đối với viên chức là Trưởng khoa, Trưởng đơn vị phải trình bày kết quả đánh giá, phân loại của mình trước cuộc họp đơn vị để các thành viên dự họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

- Trưởng Bộ môn tổ chức cuộc họp đánh giá, phân loại với thành phần tham dự là toàn thể viên chức trong bộ môn. Phiếu tự đánh giá của cá nhân và biên bản họp của Bộ môn được gửi lại cho Trợ lý tổ chức của Khoa.

- Trưởng khoa tổ chức cuộc họp cán bộ chủ chốt của đơn vị đánh giá, phân loại viên chức trong Khoa (khi đã có kết quả tự đánh giá và biên bản của Bộ môn) với thành phần tham dự: Ban chủ nhiệm khoa, Trưởng các bộ môn, Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn bộ phận, Đại diện Đoàn TNCS HCM là viên chức.

* Đối với các đơn vị khác: Trưởng đơn vị tổ chức cuộc họp đánh giá, phân loại với thành phần tham dự là toàn thể viên chức.

Lưu ý

- Đối với viên chức không thực hiện viết tự đánh giá, phân loại, không có mặt để trình bày báo cáo tự đánh giá thì đơn vị vẫn tiến hành đóng góp ý kiến, ghi vào biên bản cuộc họp để làm căn cứ đánh giá ở các bước tiếp theo.

c) Bước 3: Trưởng đơn vị đối chiếu với các tiêu chí quy định và trên cơ sở Phiếu đánh giá, phân loại viên chức, ý kiến của thành viên dự họp và ý kiến của chi ủy quyết định đánh giá, phân loại đối với từng viên chức.

- Xin ý kiến nhận xét bằng văn bản của cấp ủy đơn vị: Trưởng đơn vị xin ý kiến của Chi ủy cơ sở tại đơn vị nhận xét đối với viên chức quản lý từ phó trưởng đơn vị trở xuống.

- Xin ý kiến nhận xét bằng văn bản của đảng ủy: Ban Tổ chức cán bộ giúp Giám đốc Học viện xin ý kiến của Đảng ủy Học viện nhận xét đối với Trưởng đơn vị trực thuộc Học viện.

Lưu ý: Khi tổ chức họp kiểm điểm, không thực hiện việc lấy phiếu của tập thể viên chức và người lao động trong đơn vị khi đánh giá, phân loại.

3. Biểu mẫu đánh giá, phân loại

a) Phiếu đánh giá và phân loại viên chức: Mẫu số 01 đến Mẫu số 05 theo từng đối tượng

Lưu ý: Ký phiếu đánh giá và phân loại viên chức của "Trưởng đơn vị" như sau:

- Đối với Bộ môn, Trưởng bộ môn ký cho Phó bộ môn và các viên chức trong bộ môn;

- Đối với Khoa, Trưởng Khoa ký cho Phó Trưởng Khoa và Trưởng bộ môn;

- Đối với Ban và tương đương, Trưởng ban ký cho toàn thể viên chức của ban

- Giám đốc Học viện ký cho Trưởng Khoa, Ban và tương đương

b) Biên bản họp của đơn vị, bộ môn: (Mẫu số 06).

c) Danh sách tổng hợp đánh giá, phân loại viên chức: (Mẫu số 07).

d) Nhận xét của cấp ủy đối với viên chức quản lý: (Mẫu số 08).

 

Phần II

BÌNH XÉT DANH HIỆU THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

 

Bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng được thực hiện theo hiện theo Quy định công tác thi đua, khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 1487/QĐ-HVN ngày 08 tháng 06 năm 2016 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (sau đây gọi chung là Quyết định số 1487/QĐ-HVN).

Hội đồng Thi đua, khen thưởng chỉ xét danh hiệu thi đua đối với cá nhân và tập thể đã đăng ký danh hiệu thi đua năm học 2018-2019 theo Công văn số 870/HVN- TCCB ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

I. Đối tượng được bình xét các danh hiệu thi đua

1. Các đơn vị thuộc Học viện (từ bộ môn trở lên).

2. Tất cả công chức, viên chức đang làm việc hoặc đang trong thời gian tập sự và có hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên tại Học viện đều được tham gia bình xét các danh hiệu thi đua.

3. Thời gian nữ viên chức nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu thi đua.

4. Viên chức đi đào tạo ở nước ngoài:

a) Trường hợp dưới 01 năm, nếu đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên hoặc hoàn thành nhiệm vụ và có xác nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về chấp hành tốt các quy định hiện hành thì kết hợp với thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến. Trường hợp dưới 03 tháng được bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở.

b) Trường hợp từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên chấp hành tốt các quy định hiện hành ở nơi đào tạo, bồi dưỡng thì năm đó được xem xét, xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến.

Kết quả học tập, giấy xác nhận được gửi và lưu giữ tại đơn vị làm minh chứng. Khi Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng yêu cầu thì đơn vị cung cấp minh chứng.

5. Đối với cá nhân thuyên chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm bình xét danh hiệu thi đua, trường hợp công tác tại đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ.

6. Giảng viên giảng dạy kiêm nhiệm ở phòng, ban, trung tâm, công ty thì bình bầu danh hiệu thi đua tại nơi kiêm nhiệm. Đối với cá nhân làm việc kiêm nhiệm ở nhiều đơn vị thì được bình xét thi đua ở đơn vị có tỷ lệ thời gian làm việc nhiều nhất (theo quyết định phân công công tác).

II. Các trường hợp không được bình xét các danh hiệu thi đua

1. Cá nhân bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong năm học không được bình xét các danh hiệu thi đua.

2. Cá nhân mới tuyển dụng làm việc dưới 10 tháng hoặc nghỉ việc từ 40 ngày trở lên không bình xét danh hiệu thi đua.

3. Đơn vị có cá nhân bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong năm học không được bình xét các danh hiệu thi đua.

III. Danh hiệu thi đua, khen thưởng

1. Danh hiệu thi đua trong Học viện

a) Lao động tiên tiến;

b) Chiến sỹ thi đua cơ sở;

c) Tập thể lao động tiên tiến;

d) Tập thể lao động xuất sắc

2. Danh hiệu thi đua, khen thưởng cấp cao

a) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

b) Sáng kiến cấp Bộ;

c) Chiến sỹ thi đua cấp Bộ;

d) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

e) Huân chương các hạng;

f) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và “Vì sự phát triển Nông nghiệp và nông thôn”.

IV. Tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng

1. Thi đua cấp Học viện

1.1. Danh hiệu Lao động tiên tiến được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

1.1.1. Tiêu chuẩn chung

a) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của Học viện, đơn vị và của khu dân cư; có tinh thần tự lực, tự cường khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; tích cực tham gia các phong trào thi đua.

b) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.

c) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

d) Được Học viện đánh giá, phân loại từ mức Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

e) Đã đăng ký danh hiệu thi đua.

1.1.2. Tiêu chuẩn riêng

a) Đối với giảng viên:

- Hoàn thành định mức giảng dạy.

- Về nghiên cứu khoa học:

+ Giảng viên các môn học cơ sở và chuyên môn: hoàn thành định mức nghiên cứu khoa học, nếu không hoàn thành 100% số giờ nghiên cứu khoa học thì ít nhất phải hoàn thành 50% số giờ nghiên cứu khoa học và số giờ vượt định mức giảng dạy phải bù đủ số giờ nghiên cứu khoa học còn thiếu.

+ Giảng viên các môn học cơ bản, lý luận chính trị, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng: nếu không có giờ nghiên cứu khoa học thì tối thiểu phải có số giờ vượt trên 30% định mức giảng dạy được đảm nhận.

b) Đối với các cá nhân khác

- Đảm bảo đủ số giờ công, ngày công.

- Có ý thức trong việc cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng suất lao động; gương mẫu thực hiện đúng quy trình giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, đảm nhận.

1.2. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở

Tỷ lệ danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến của đơn vị, trong đó lãnh đạo (những người được hưởng phụ cấp chức vụ) chiếm không quá 50%.

Quy định riêng đối với một số trường hợp sau:

- Chủ tịch Hội đồng Học viện, Ban Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Học viện và Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện không tính trong tỷ lệ các đơn vị.

- Đơn vị trực thuộc Học viện có số lượng nhỏ hơn 10 người thì tùy mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị đề nghị danh hiệu Chiến sỹ thi đua lên Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Học viện xem xét, quyết định.

Đơn vị lập danh sách theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp theo số phiếu bầu (trong trường hợp các cá nhân có số phiếu bầu bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng/Trưởng đơn vị xem xét quyết định).

1.2.1. Tiêu chuẩn chung

a) Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.

b) Được Học viện đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

c) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được Học viện công nhận;

1.2.2. Tiêu chuẩn riêng

a) Đối với giảng viên

- Hoàn thành vượt định mức giảng dạy được đảm nhận, có số tiết đứng lớp trên 1/2 số tiết theo định mức đảm nhận.

- Về nghiên cứu khoa học:

+ Giảng viên các môn học cơ sở và chuyên môn hoàn thành 150% số giờ nghiên cứu khoa học so với định mức đảm nhận

+ Sáng kiến: Đáp ứng điểm c, mục 1.2.1 của danh hiệu thi đua này hoặc có các đề tài khoa học tương đương sáng kiến: Chủ trì đề tài cấp Học viện, hoặc tham gia đề tài cấp Bộ, thư ký đề tài cấp Nhà nước và tương đương trở lên đã hoàn thành đúng tiến độ hoặc đã được nghiệm thu đạt loại khá trở lên, hoặc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học có báo cáo được nghiệm thu đạt loại khá trở lên, hoặc có giáo trình, bài giảng, tài liệu biên dịch đã được xuất bản, in trong năm học phù hợp với tiến độ đăng ký, hoặc có tiến bộ kỹ thuật, bằng phát minh sáng chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Giảng viên các môn học cơ bản, lý luận chính trị, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng: hoàn thành ít nhất 10% định mức giờ nghiên cứu khoa học và có số giờ vượt trên 50% định mức giảng dạy được đảm nhận.

b) Đối với cán bộ phục vụ và quản lý giáo dục

Sáng kiến: Những cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, vật tư kỹ thuật, được tập thể và đơn vị công nhận hoặc chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Bản thuyết minh sáng kiến được Trưởng đơn vị xác nhận và có minh chứng.

Đối với viên chức quản lý cấp trưởng hoặc cấp phó đơn vị trực thuộc Học viện, ngoài đạt tiêu chuẩn như trên, đơn vị do viên chức đó quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.

1.3. Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến

Tập thể Lao động tiên tiến là tập thể tiêu biểu được lựa chọn trong số các tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc Học viện (từ bộ môn trở lên), đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu, đi đầu trong chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chấp hành đầy đủ các quy định của Học viện; thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở.

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao: đối với bộ môn, khoa hoàn thành chương trình chi tiết cho tất cả các ngành học, các hệ đào tạo, đưa nghiên cứu khoa học và đào tạo vào thực tiễn, biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ tốt giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học; xây dựng Học viện xanh - sạch - đẹp. Không có biểu hiện tiêu cực gian dối trong kiểm tra, cho điểm đánh giá, thi tốt nghiệp, khoá luận và các tệ nạn xã hội trong Học viện.

c) Có 100 % cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có trên 80% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, không có cá nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

d) Được công nhận là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên.

1.4. Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc

Tập thể Lao động xuất sắc là tập thể tiêu biểu, được lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến trực thuộc Học viện (khoa, ban và tương đương), đạt các tiêu chuẩn như sau:

a) Tập thể có nhiều sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt quy định của Nhà nước và Học viện.

b) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chấp hành đầy đủ các quy định của Học viện.

c) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả (hoặc có nhiều người tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của Học viện).

d) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao và 90% đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.

e) Được công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

f) Có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở và không có cá nhân bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.

1.5. Biểu mẫu bình xét danh hiệu thi đua cấp Học viện

a) Biên bản họp thi đua (Mẫu số 10)

b) Danh sách đề nghị Lao động tiên tiến (Mẫu số 11)

c) Danh sách Không đề nghị Lao động tiên tiến (Mẫu số 12)

d) Thuyết minh tóm tắt sáng kiến (Mẫu số 13)

e) Báo cáo tóm tắt sáng kiến (Mẫu số 14)

f) Báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở (Mẫu số 15)

g) Báo cáo thành tích tập đề nghị Tập thể Lao động xuất sắc (Mẫu số 16)

h) Danh sách đề nghị Chiến sĩ thi đua cơ sở (Mẫu số 17)

i) Danh sách đề nghi Tập thể Lao động tiên tiến, Tập thể Lao động xuất sắc (Mẫu số 18)

2. Khen thưởng cấp cao

2.1. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

a) Bằng khen của Bộ trưởng để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong trong các phong trào thi đua.

- Lập được nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực công tác (thuộc bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương).

- Có 02 năm liên tục được Học viện đánh giá hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ được giao, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi Học viện. Ưu tiên các cá nhân có đề tài nghiên cứu khoa học nghiệm thu đạt loại khá trở lên, hoặc có bài báo đăng ở tạp chí quốc tế hoặc chủ trì viết giáo trình được xuất bản và đưa vào sử dụng hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được các cấp phê duyệt, ban hành.

Số lượng cá nhân đề nghị Bộ trưởng tặng Bằng khen không vượt quá 3% số lượng cá nhân được đánh giá hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ trong toàn Học viện. Ưu tiên cá nhân hai năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

b) Bằng khen của Bộ trưởng để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

- Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực công tác (thuộc bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương);

- 02 năm liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.

Số lượng tập thể đề nghị Bộ trưởng tặng Bằng khen không vượt quá 20% số tập thể hiện có của Học viện.

c) Đối với tập thể, cá nhân trong năm được tặng thưởng hình thức khen thưởng thường xuyên cấp Nhà nước hoặc cấp tỉnh, cấp bộ, ngành trung ương thì năm liền kề không trình khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng

2.2. Danh hiệu Sáng kiến cấp Bộ

2.2.1. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được công nhận để xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

a) Cá nhân có sáng kiến được công nhận theo quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến; Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP.

b) Cá nhân là trưởng, phó, thư ký Ban chỉ đạo, Tổ biên tập văn bản quy định pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực cấp bộ, ngành trở lên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong niên độ xét danh hiệu thi đua, khen thưởng.

c) Cá nhân là chủ nhiệm hoặc đồng chủ nhiệm đề tài và người trực tiếp tham gia chủ yếu đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu đánh giá tốt, kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tiễn.

2.2.2. Xét công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng cấp Bộ, cấp toàn quốc của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học

d) Hội đồng sáng kiến Bộ xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cấp Bộ, cấp toàn quốc của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

e) Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đã được công nhận theo quy định pháp luật hoặc đã được cấp Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam (Vifotec, Kovalevskai).

2.3. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ

Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ được xét tặng cho cá nhân đạt 02 tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở tính đến thời điểm xét.

b) Có sáng kiến kinh nghiệm, hoặc giải pháp công tác mang lại hiệu quả và có tác dụng ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động của ngành được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận, hoặc chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trở lên đã được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ đánh giá nghiệm thu đạt loại khá trở lên và triển khai áp dụng có hiệu quả hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có tính chất chỉ đạo trong toàn ngành hoặc tham gia biên soạn chương trình, giáo trình bài giảng được nghiệm thu ứng dụng trong toàn ngành.

Đề tài, dự án khoa học công nghệ đạt giải thưởng Vifotec, khoa học sáng tạo; các tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp Bộ đã được quyết định công nhận được tính tương đương sáng kiến cấp Bộ.

2.4. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

a) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;

- Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

- Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục trở lên được Học viện đánh giá hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ được giao, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi Học viện hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được 05 lần tặng giấy khen trở lên.

b) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để tặng cho tập thể gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khe thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;

- Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;

- Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

2.5. Huân chương Lao động

2.4.1. Huân chương Lao động hạng ba

a) Huân chương Lao động hạng ba để tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực;

- Đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

b) Huân chương Lao động hạng ba để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2.4.2. Huân chương Lao động hạng nhì

a) Huân chương Lao động hạng nhì để tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong bộ, ngành, địa phương hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

- Đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

b) Huân chương Lao động hạng nhì để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

Lưu ý

- Số lượng cá nhân đề nghị Bộ trưởng tặng Bằng khen trong toàn Học viện không quá 3% số lượng cá nhân Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong toàn Học viện, các đơn vị lập danh sách xếp thứ tự ưu tiên.

- Các trường hợp không thuộc đối tượng xét bằng khen của Bộ trưởng năm 2019 gồm: Tập thể và cá nhân đã được nhận bằng khen cấp Bộ năm 2017, 2018.

- Trong khi bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp thực hiện theo quy chế của Hội đồng cùng cấp, công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc xét trình công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có từ 2/3 tổng số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng được tham gia ý kiến. (Riêng đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp phải đạt tỷ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% trở lên).

2.6. Kỷ niệm chương

2.6.1. Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục được xét tặng cho cá nhân có thời gian công tác trong ngành giáo dục và đào tạo từ 20 năm trở lên chưa được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.

Cá nhân đối chiếu tiêu chuẩn, viết báo cáo thành tích của cá nhân đủ tiêu chuẩn (theo mẫu); Đơn vị lập danh sách cá nhân đủ tiêu chuẩn và gửi về Học viện, trừ các trường hợp đang bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

2.6.2. Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ theo Nghị định số 91/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và và Thông tư số 08/2018/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 8 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xét tặng cho cá nhân đang công tác hoặc đã nghỉ hưu trong đơn vị (Học viện) có thời gian công tác từ 15 năm trở lên đối với nữ, từ 20 năm trở lên đối với nam.

Đối với cá nhân thuyên chuyển công tác vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có tổng thời gian công tác 20 năm trở lên đối với nam, 15 năm trở lên đối với nữ, trong đó thời gian công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ 10 năm trở lên đối với nam, 7 năm trở lên đối với nữ.

Cá nhân đang công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được phong tặng danh hiệu "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", "anh hùng Lao động", "Giáo sư", "Nhà giáo nhân dân", "Thầy thuốc nhân dân", "Nghệ nhân nhân dân;

Cá nhân đang công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc", "Phó Giáo sư", "Nhà giáo ưu tú", "Thầy thuốc ưu tú", "Nghệ nhân ưu tú" được xét tặng sớm hơn 5 năm so với quy định chung;

Cá nhân có phát minh, sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Cá nhân người nước ngoài có đóng góp tích cực đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Cá nhân đối chiếu tiêu chuẩn, viết báo cáo thành tích của cá nhân đủ tiêu chuẩn (theo mẫu); Đơn vị lập danh sách cá nhân đủ tiêu chuẩn và gửi về Học viện, trừ các trường hợp đang bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

2.7. Biểu mẫu danh hiệu khen thưởng cấp cao

a) Tờ trình đề nghị khen thưởng (Mẫu số 19)

b) Danh sách đề nghị khen thưởng (Mẫu 20)

c) Biên bản bình xét thi đua khen thưởng cấp cao (Mẫu số 21)

d) Báo cáo đề nghị công nhận sáng kiến (Mẫu số 22)

e) Danh sách tổng hợp xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, sáng kiến cấp Bộ (Mẫu số 23)

f) Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tập thể (Mẫu số 24)

g) Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cá nhân (Mẫu số 25)

h) Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Giáo dục và đào tạo (Mẫu số 26)

i) Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Nông nghiệp Phát triển nông thôn (Mẫu số 27)

3. Thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng

a) Danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở, Tập thể Lao động tiên tiến và Tập thể Lao động xuất sắc do Giám đốc Học viện Quyết định.

b) Danh hiệu thi đua, khen thưởng cấp cao do cấp có thẩm quyền quyết định.

 

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Trưởng đơn vị phổ biến đến toàn thể viên chức thuộc đơn vị mình quản lý các văn bản liên quan.

2. Tổ chức họp đánh giá, phân loại viên chức và thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng theo quy định, tổ chức xét thi đua, khen thưởng tại đơn vị.

3. Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại và bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng về Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Học viện (qua Ban Tổ chức cán bộ) bằng văn bản và qua email: pvdong@vnua.edu.vn thời gian chậm nhất là ngày 20 tháng 6 năm 2019.

4. Hoàn thiện hồ sơ:

a) Đối với đánh giá, phân loại viên chức

- Phiếu đánh giá, phân loại viên chức;

- Biên bản họp của đơn vị, bộ môn;

- Danh sách tổng hợp đánh giá, phân loại viên chức;

- Ý kiến nhận xét của cấp ủy đối với viên chức quản lý.

b) Đối với bình xét danh hiệu thi đua năm học: Theo biểu mẫu quy định

5. Cung cấp thông tin:

Ban Tổ chức cán bộ, Ban Quản lý cơ sở vật chất và Đầu tư, Ban Tài chính và Kế toán, Ban Khoa học công nghệ, Ban Thanh tra, Ban Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý đào tạo; Ban Công tác Chính trị và Công tác sinh viên, Văn phòng Học viện; Nhà xuất bản Học viện; Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Trung tâm Đảm bảo chất lượng; Ban Thanh tra nhân dân Học viện; Công đoàn Học viện; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện có trách nhiệm gửi báo cáo, số liệu liên quan đến công tác đánh giá, phân loại viên chức và bình xét thi đua cho Hội đồng Thi đua, khen thưởng Học viện để việc xét duyệt được thuận lợi, chính xác. Thời gian cung cấp trước ngày 15 tháng 6 năm 2019.

Giám đốc Học viện yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này. Trong quá trình thực hiện nếu có những nội dung chưa rõ cần trao đổi với Thường trực Hội đồng Thi đua Học viện để cùng xem xét, giải quyết. Các đơn vị có thể xem Thông báo và các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử của Học viện/Ban Tổ chức cán bộ./.

 

 

Nơi nhận:

-Như trên;

-Lưu VT,TCCB.

GIÁM ĐỐC

 

 

Đã ký

 

Nguyễn Thị Lan

 

 

1. Công văn số 746/HVN-TCCB ngày 06/06/2019;

2. Mẫu biểu;

3. Tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại, thi đua các năm.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây